Giải mã huyền thoại Tạ Đình Đề - Kỳ 3: Tay súng kiêu hùng

Ngày ấy, uy danh Tạ Đình Đề rất lớn. Đội biệt động của ông cũng có nhiều tay súng đặc biệt.

Tấm hình Tạ Đình Đề hóa trang vào hoạt động ở Hà Nội thời kháng Pháp 1947 - Ảnh gia đình cung cấp

Tấm hình Tạ Đình Đề hóa trang vào hoạt động ở Hà Nội thời kháng Pháp 1947 - Ảnh gia đình cung cấp

"Ông Râu, tức Điện Biên Phủ, tướng Việt và tướng Pháp kể chuyệnTri ân người có công ở chiến dịch Điện Biên Phủ tại tỉnh đóng góp 200.000 dân công

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (ngồi giữa ở hàng đầu) và đồng đội Tạ Đình Đề dự Lễ truy tặng Huân chương Độc lập hạng 3 của ông năm 2007 sau khi ông đã mất 10 năm - Ảnh gia đình cung cấp

Một mình một ngựa

Hồi tưởng với tôi chuyện đã qua nhiều năm, ông Ba Đăng vẫn xúc động nhớ bạn: "Tính Đề xông xáo, coi thường hiểm nguy. Bị mật thám Phòng nhì Pháp treo giá săn đầu đến 5 vạn bạc Đông Dương mà vẫn thường xuyên ra vào nội thành như đi chợ".

Ông Ba Đăng kể Tạ Đình Đề có bí danh Lâm Giang, nhưng nhân dân và cảnh sát, mật thám trong vùng Pháp tạm chiếm vẫn thường gọi là "ông Râu", cái tên vừa hiểu theo nghĩa đen Tạ Đình Đề có bộ râu mép rất rậm vừa được hiểu nghĩa con người kiêu bạt, ngang tàng, coi thường sinh tử.

Có lần Tạ Đình Đề lọt vào nội thành, đến tận phòng nhảy sĩ quan để nắm bắt thông tin quân sự ngay nơi các sĩ quan cao cấp quân đội Pháp thường xuyên lui tới. Ông ra cả sàn nhảy lả lướt mấy điệu tango, rumba để điều nghiên cách đánh lựu đạn...

Mật thám phát hiện. Một cuộc truy đuổi dữ dội với rất đông mật thám, cảnh sát, binh lính đã diễn ra ngay giữa thành phố Hà Nội. Thế nhưng, Tạ Đình Đề hai tay hai súng vẫn thoát được.

Sau lần vượt hiểm ngoạn mục này, tên tuổi ông lại càng nổi lên như cồn. Quân Pháp có gắng vớt vát bằng cách tung tin đội biệt động của ông là "những kẻ khủng bố, chuyên bắt cóc, tống tiền". Trong khi, thực chất họ rất ngại phải đối mặt trực tiếp với đội quân này. Ngoài những kẻ xấu buộc phải ra tay trừng trị, đội biệt động còn dán tờ cảnh cáo có chữ ký Tạ Đình Đề trước cửa nhà các Việt gian.

Sự ngang tàng, kiêu hùng của Tạ Đình Đề được nhà tình báo Ba Đăng xác nhận có lần ông vào tận nhà viên quan năm Burnizgou để thu thập thông tin và để ngủ. Nhà viên sĩ quan cao cấp này lúc nào cũng có dày đặc lính tây, lính ta bảo vệ, nhưng Đề vẫn bình thản giả dạng người sửa điện nước để lọt vào.

Ba Đăng ở bên trong cung cấp rất nhiều thông tin quý giá cho Tạ Đình Đề và lo cả... chỗ ăn, ngủ mà quân Pháp không hề hay biết. Chính Tạ Đình Đề đã nói với chiến hữu biệt động: "Nơi nào nguy hiểm nhất chính là chỗ an toàn nhất".

Ở chiến khu, Tạ Đình Đề nổi tiếng nghĩa hiệp với anh em. Ông đối xử chiến sĩ dưới quyền nhiều lúc như anh em hảo hán. Hoạt động tình báo, ông có tửu lượng rất tốt nhưng không thích uống, cứ có chai nào là cho hết anh em.

Tư trang của ông cũng chẳng có gì ngoài hai bộ quần áo, hai khẩu súng ngắn, con ngựa và chiếc xe đạp. Gặp anh em nào rách rưới quá, ông cho luôn bộ quần áo ngoài thân. Rồi gặp ai nhiều đồ, ông lại... đi xin.

Tạ Đình Đề cưỡi ngựa rất giỏi. Cấp tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn biệt động và phó ban tình báo, ông được quyền sử dụng cận vệ, nhưng vẫn thường một mình một ngựa rong ruổi khắp chiến khu...

Ông Ba Đăng có lần hỏi sao ông không mang theo cận vệ? Tạ Đình Đề cười khà khà trả lời hồi trước bảo vệ Bác Hồ với các lãnh đạo trung ương, bây giờ lại có người bảo vệ mình, coi kỳ quá. Với lại, biệt động mà dắt díu bầu đoàn thì lộ hết.

********************

Bắn hạ mật thám Pháp, thanh trừng Việt gian, đánh phá đường quân xa Hải Phòng - Hà Nội, đội biệt động Tạ Đình Đề đã gieo rắc nỗi kinh hoàng ngay trong lòng đối phương.

>> Kỳ tới: Lệnh tiêu diệt

Đại tướng Tô Lâm: Chiến thắng Điện Biên Phủ và bài học xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnhĐại tướng Tô Lâm: Chiến thắng Điện Biên Phủ và bài học xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an, đã có bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh".